Đăng Ký Ngay

    Menu
    Close

    Câu Bị Động Tiếng Anh: Định nghĩa, Cấu trúc, Bài tập

    5/5 - (22 votes)

    Câu bị động là mảng kiến thức vô cùng quan trọng trong tiếng Anh. Bạn chưa biết cách làm bài tập với cấu trúc ngữ pháp này bởi bạn cho rằng nó tương đối khó “nhằn”. Tuy nhiên, câu bị động không khó như bạn vẫn nghĩ, chỉ cần bạn nắm vững những kiến thức cơ bản thì nó cũng khá dễ đấy. 

    Để giúp bạn hiểu một cách chi tiết nhất về phương pháp cấu trúc. Trong bài viết dưới đây anhnguthetimes.com sẽ gửi đến các bạn những thông tin chi tiết nhất về câu bị động, kèm theo đó là một số dạng bài tập thường gặp. Yên tâm là sau khi đọc bài viết ngắn này câu bị động sẽ không làm khó bạn nữa.

    Table of Contents

    Câu bị động là gì?

    Câu bị động trong tiếng Anh (Passive Voice) là dạng câu được sử dụng để nhấn mạnh đối tượng chịu tác động của hành động, hơn bản thân hành động của nó. Thông thường thì của câu bị động sẽ phụ thuộc vào thì của câu chủ động.

    Câu lạc bộ Tiếng Anh: Định nghĩa, Cấu trúc, Bài tập 2021

    Câu bị động là gì?

    Ví dụ: My bicycle was stolen. (Xe đạp của tôi bị lấy cắp rồi).

    Ở ví dụ trên, câu bị động đã nhấn mạnh việc xe đạp bị mất, bị lấy cắp. Hơn nữa, trong tình huống này, người nói cũng không biết ai là người đã lấy mất chiếc xe đạp của mình. Do đó, câu bị động được sử dụng. 

    • Bên cạnh đó, câu bị động còn được sử dụng khi đối tượng không thể tự mình thực hiện một hành động nào đó. 

    Ví dụ: Soup has been cooked. (Món súp đã nấu xong rồi)

    Trong tình huống này, món súp không thể tự nấu nên trong tình huống này sẽ thành ra câu bị động.

    • Thực tế, câu bị động còn được sử dụng khi bạn muốn nói về một điều gì đó theo cách lịch thiệp và tế nhị.

    Ví dụ: The mistake was made. (Đã bị lỗi rồi, mọi sự đã rồi)

    Ở ví dụ này, câu bị động nhấn mạnh vào tình trạng lỗi sai đã xảy ra. Tuy nhiên, không đề cập đến đối tượng đã gây ra tinh trạng đó, nhằm tránh quan trọng hóa vấn đề.

    Cấu trúc chung của câu bị động

    Nếu câu chủ động có cấu trúc là : S + V + O

    Thì cấu trúc của câu bị động sẽ là: S + be + Vpll + (by + O).

    Trong đó:

    • Tân ngữ (O) trong câu chủ động sẽ được đảo lên làm chủ ngữ trong câu bị động.
    • Còn chủ ngữ (S) trong câu chủ động lúc này sẽ đóng vai trò là tân ngữ, và thường được sử dụng kèm với giới từ “by”.
    • Động từ (V) của câu chủ động sẽ được chia ở dạng “be + V phân từ 2” của câu bị động. Lúc này, thì của động từ trong câu bị động sẽ phụ thuộc vào chủ ngữ, cũng như thì của động từ có trong câu chủ động.
    Câu lạc bộ Tiếng Anh: Định nghĩa, Cấu trúc, Bài tập 2021

    Cấu trúc của câu bị động trong tiếng Anh bạn cần nhớ

    Ví dụ cụ thể:

    • Câu chủ động: Mary has his son by a cup of milk (Mary nhờ con trai mua một cốc sữa).
    • Câu bị động : Mary has a cup of milk bought by son (Mary có một cốc sữa do con trai mua)

    Lưu ý:

    • Dùng “by” nếu người hay vật trực tiếp gây ra hành động.
    • Sử dụng “with” trong trường hợp gián tiếp gây ra hành động.
    • Trong trường hợp, chủ ngữ trong câu chủ động là They, people, everyone, someone, anyone… thì sẽ lược bỏ trong câu bị động.

    Ví dụ:

    • Câu chủ động: Someone stole my laptop last night (Ai lấy trộm máy tính của tôi đêm qua)
    • Khi chuyển sang câu bị động sẽ là: My laptop was stolen last night (Máy tính của tôi đã bị lấy trộm đêm qua).

    Xem thêm: 10 ĐỊA CHỈ DẠY TIẾNG ANH CHO HỌC SINH MẤT GỐC UY TÍN TẠI HÀ NỘI

    Hướng dẫn chi tiết cách chuyển câu chủ động sang câu bị động

    Để chuyển câu chủ động sang câu bị động, bạn cần đảm bảo điều kiện như sau:

    • Câu chủ động bắt buộc phải có tân ngữ (O).
    • Động từ trong câu chủ động phải là ngoại động từ (transitive verbs)

    Các bước thực hiện như sau:

    • Bước 1: Trước tiên bạn cần xác định được tân ngữ có trong câu chủ động để chuyển thành chủ ngữ trong câu bị động.
    • Bước 2: Tiếp đó cần xác định thì (tense) trong câu chủ động để chuyển động từ về thể bị động (be + Vpll) tương ứng. Lưu ý: Động từ lúc này chia ở dạng số ít hay số nhiều còn phụ thuộc vào chủ ngữ ở câu bị động.
    • Bước 3: Sau đó, chuyển chủ ngữ trong câu bị động thành tân ngữ của câu chủ động, bằng cách chia thêm giới từ “by” ở phía trước.
    • Bước 4: Ở bước này, bạn cần xác định vị trí đứng của trạng ngữ có trong câu chủ động. Trạng ngữ chỉ thời gian  đứng sau “ by”, đối với trạng ngữ chỉ địa điểm sẽ đứng trước “by”.
    • Bước 5: Trong trường hợp ở đầu câu chủ động có “No” (nobody, no one…) thì sau khi đã thực hiện những bước trên, rồi chuyển câu sang dạng phủ định.

    Lưu ý:

    Để làm tốt các dạng bài tập câu bị động, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

    • Khi chuyển câu chủ động sang câu bị động, thì các nội động từ không được sử dụng ở thể bị động.

    Ví dụ: My arm hurts.

    • Trong trường hợp chủ ngữ chịu trách nhiệm chính của hành động thì bạn cũng không được chuyển sang bị động.

    Ví dụ: The UK takes charge (Vương quốc Anh nhận lãnh trách nhiệm).

    • Ngoài ra, có một số trường hợp to be/ to get + P2 mang hai nghĩa. Cụ thể:

    Trường hợp 1: Chỉ trạng thái, tình huống mà chủ ngữ đã gặp phải. 

    Ví dụ: She got lost in the maze of the town yesterday.

    Trường hợp 2: Chỉ việc chủ ngữ tự làm lấy

    Ví dụ: The little girl gets dressed very quickly.

    • Bên cạnh đó, bạn  nên nhớ mọi sự biến đổi về thì và thể đều nhằm vào động từ “to be” còn phân từ thì sẽ giữ nguyên.

    Ví dụ: This soup tastes good because it was made with a lot of spices.

    How to move the topic to the action with, in English

    Thì Động chủ Protement
    Show at đơn S + V (s / es) + O

    Cô ấy viết một lá thư.

    S + is / am / are + VpII + (by + O)

    Một bức thư được viết bởi cô ấy. 

    Show at the next S + is / am / are + V-ing + O

    Cô ấy đang viết một lá thư.

    S + is / am / are + being + VpII + (by + O)

    Một bức thư đang được viết bởi cô ấy.

    Show at complete S + have / has + VpII + O

    Cô ấy đã viết một lá thư.

    S + have / has + been + VpII + (by + O)

    Một bức thư đã được viết bởi cô ấy.

    Show at the thao to the next S + have / has + been + V-ing + O

    Cô ấy đã được viết một lá thư.

    S + have / has + being + being + VpII + (by + O)

    Một bức thư đã được viết bởi cô ấy. 

    One Piece S + V-ed + O

    Cô ấy đã viết một lá thư

    S + was / were + VpII + (by + O)

    Một bức thư được viết bởi cô ấy.

    Quá trình diễn tiếp S + was / were + V-ing + O

    Cô ấy đang viết một bức thư.

    S + was / were + being + VpII + (by + O)

    Một bức thư đang được viết bởi cô ấy.

    Quá hoàn thành S + had + VpII + O

    Cô ấy đã viết một lá thư.

    S + had + were + VpII + (bởi O)

    Một bức thư đã được viết bởi cô ấy.

    Quá trình diễn hoàn thành S + had + been + V-ing + O

    Cô ấy đã viết một lá thư.

    S + had + being + being + VpII + (by + O)

    Một bức thư đã được viết bởi cô ấy.

    Tương lai đơn S + will + V (inf) + O

    Cô ấy sẽ viết một lá thư.

    S + will + be + VpII + (bởi O)

    Một lá thư sẽ được viết bởi cô ấy.

    Diễn tương lai S + will + be + V-ing + O

    Cô ấy sẽ viết một lá thư.

    S + will + be + being + VpII + (bởi O)

    Một lá thư sẽ được viết bởi cô ấy.

    Tương lai hoàn thành S + will + have + VpII + O

    Cô ấy sẽ viết một lá thư.

    S + will + have + were + VpII + (bởi O)

    Một bức thư sẽ được viết bởi cô ấy.

    Diễn tương lai hoàn thành S + will + have + been + V-ing + O

    Cô ấy sẽ viết một lá thư.

    S + will + have + being + being + VpII + (bởi O)

    Một bức thư sẽ được viết bởi cô ấy.

    Tương lai gần S + am / is / are going to + V (inf) + O

    Cô ấy sẽ viết một lá thư.

    S + am / is / are + going to + be + VpII + (by + O)

    Một lá thư sẽ được viết bởi cô ấy. 

    Xem thêm: CÓ NÊN LUYỆN THI IELTS CHO TRẺ EM KHÔNG?

    15 Speciality of the question

    Dưới đây là 15 dạng đặc biệt của câu lạc bộ. Mời bạn cùng tham khảo để hiểu hơn về câu bị động trong tiếng Anh nhé. 

    Câu lạc bộ Tiếng Anh: Định nghĩa, Cấu trúc, Bài tập 2021

    Một số đặc biệt dạng câu của câu bị động trong tiếng Anh bạn nên biết

    Động từ tường thuật, động từ chỉ quan điểm, ý kiến

    Thực tế, có một số động từ tường thuật, chỉ quan điểm, ý kiến trong tiếng Anh thường gặp như: Say, claim, fine, know, report,  asume, consider, feel, expect, think, believe… 

    Ví dụ: 

    • Câu chủ động: People think he stole his mother’s money (Mọi người nghĩ rằng anh ta lấy cắp tiền của mẹ mình).
    • Câu bị động: It is thought that he stole his mother’s money (Người ta cho rằng anh ta đã lấy trộm tiền của mẹ mình).

    Câu bị động với những động từ có hai tân ngữ

    Một số câu bị động có hai tân ngữ thường gặp như: Give, lend, send, show, buy, make, get… 

    Ví dụ: 

    • Câu chủ động: I have him an apple(Tôi đã cho anh ấy một quả táo).
    • Câu bị động: An apple was given to him (Một quả táo đã được trao cho anh ta).
    • Hoặc: He was  given an apple by me ( Anh ta đã được tôi trao cho một quả táo).

    Câu bị động của các động từ tường thuật

    Câu bị động với các từ tường thuật thường gặp như: Assume, believe, claim, consider, expect, feel, find, know, report, say…

    Lúc này cấu trúc của câu chủ động sẽ là

    S + V + that + S’ + V’

    Khi chuyển sang câu bị động sẽ có cấu trúc như sau:

    S + be + V3/ -ed + to V hoặc IT + be + V3/ -ed + that + S’ + V’

    Ví dụ: 

    • Câu chủ động: People say that he is very rich (Mọi người nói rằng anh ấy rất giàu).
    • Câu bị động: He is said to be very rich (Anh ta được cho là rất giàu có)
    • Hoặc: It’s said that he isvery rich ( Người ta nói rằng anh ấy rất giàu).

    Câu nhờ vả: Have, get, make

    Have

    • Cấu trúc của câu chủ động: S + have + Sb + V + O …
    • Câu lạc bộ cấu trúc: S + have + O + P2 + (bởi Sb)

    Ví dụ: 

    • Câu chủ động: Jan has her daughter buy a cup of coffee (Jan bảo con gái cô ấy mua một tách cà phê.)
    • Chuyển sang câu bị động: Jan has a cup of coffee bought by her daughter (Jan có một tách cà phê do con gái mua.)

    Make

    Cấu trúc của câu chủ động trong câu nhờ vả có make như sau:

    S + make … + Sb + V + O

    Chuyển sang câu bị động sẽ thành:

    Sb + be + made + to V + O…

    Ví dụ: 

    • Câu chủ động: Brian makes the hairdresser cut his hair. (Brian bắt thợ cắt tóc).
    • Câu bị động: His hair is cut by the hairdresser. ( Tóc của anh ấy được cắt bởi thợ làm tóc).

    Get:

    Cấu trúc câu nhờ vả trong câu chủ động là :

    S + get + Sb + to V + O …

    Khi chuyển sang câu bị động sẽ là:

    S + get + O + to be + P2 (by Sb)

    Ví dụ: 

    • Câu chủ động: Linda get husband to clean the kitchen for her (Linda được chồng dọn dẹp nhà bếp cho cô ấy)
    • Sang câu bị động : Linda gets the kitchen cleaned by her husband (Linda được chồng dọn dẹp nhà bếp).

    Cách chuyển sang câu bị động dạng câu hỏi.

    Ta cần làm hai bước cơ bản như sau:

    • Bước 1: Xác định chủ ngữ, động từ chính, tân ngữ.
    • Bước 2: Chuyển câu chủ động thành câu hỏi bị động.
    • Câu chủ động : What did he do? (Anh ta đã làm gì?).
    • Sang câu bị động: What was done by him? (Cái gì được làm bởi anh ta).

    Ví dụ 2: 

    • Who do you know ? (Người bạn biết là ai?)
    • Khi chuyển sang bị động : Who is known by you ? ( Ai là người được bạn biết).

    Ví dụ 3:

    • Who cleaned the bathroom? Ai đã dọn nhà vệ sinh?
    • Chuyển sang câu bị động: The bathroom was clean by who/ 
    • Hoặc: Who was the bathroom cleaned by? (Nhà vệ sinh được dọn bởi ai?)

    Câu chủ động là câu hỏi, câu bị động của câu hỏi Yes/ No

    • Cấu trúc : Be + S + V (inf) + O…?
    • Câu bị động: Be + S + Vpll + (bởi O)?

    Để chuyển câu chủ động sang câu bị động chuẩn xác bạn cần nắm được một số bước cơ bản như sau:

    • Chuyển câu hỏi thành câu khẳng định.
    • Chuyển câu khẳng định thành dạng bị động.
    • Chuyển câu bị động trên thành câu hỏi.

    ví dụ:

    • Câu chủ động : Đi she clean the kitchen? (Cô ấy dọn bếp chưa?) 
    • Câu bị động: She cleaned the kitchen (Cô ấy dọn bếp rồi)
    • Hoặc The kitchen was cleaned by her (Bếp được dọn bởi cô ấy)
    • Hoặc: Was the kitchen cleaned by her ( Bếp được dọn bởi cô ấy chưa?)

    Câu bị động với các động từ chỉ giác quan

    Một số động từ giác quan chỉ thường gặp trong tiếng Anh như: Nhìn, thấy, để ý, nghe, xem… Nếu ở chủ đề, động từ sau các từ giác chỉ ở dạng nguyên thể, thì khi chuyển sang câu bị nó sẽ được chuyển thành dạng thành V. Cụ thể:

    S + P2 + Sb + Ving (Nhìn / xem / nghe… ai đó đang làm gì?)

    Ví dụ:

    • Câu chủ động: He watched them playing basketball (Anh ấy đã xem họ chơi bóng rổ).
    • Câu bị động: They were watching basketball (Họ đang xem bóng rổ).

    Câu chủ động là câu mệnh lệnh

    Khi chủ đề là câu lệnh, khi chuyển sang thể bị động sẽ như sau:

    Câu chủ động ở thể khẳng định có cấu trúc:

    V + O           Let + O + be + P2

    Khi chuyển sang câu bị động sẽ có cấu trúc như sau:

    Don’t + V + O          Don’t let + O + be + P2

    Ví dụ: 

    Do the exercise ! ( Làm bài tập về nhà)

    =>  Let the exercise be done! ( Hãy để bài tập được thực hiện!)

    Ngoài ra, câu lệnh chủ động khi chuyển sang có thể bị động với Should trong một số trường hợp.

    Ví dụ:   

    Don’t use the telephone in case it breaks down.(Không sử dụng điện thoại trong trường hợp điện thoại bị hỏng.)

    =>The telephone shouldn’t be used in case it breaks down (Không nên sử dụng điện thoại trong trường hợp nó bị hỏng)

    Chuyển câu chủ động có sử dụng to – V thành câu bị động ( S + V + Sb + to + O )

    Trong trường hợp này sẽ có ba cách chuyển như sau:

    Cách 1: Nếu tân ngữ sau to V có trong câu chủ động đóng vai trò là chủ ngữ trong câu bị động.

    S + V + to be + P2 + (by Sb)

    Ví dụ:

    I want you to teach me (Tôi muốn bạn dạy tôi)

    => I want to be taught by you (Tôi muốn được dạy bởi bạn)

    Cách 2: Trong trường hợp tân ngữ sau câu to V có trong câu chủ động khác với chủ ngữ của câu bị động thì sẽ có cấu trúc như sau:

    S + V + O + to be + P2 + (by Sb)

    Ví dụ: 

    I want him to repair my car (Tôi muốn anh ấy sửa xe của tôi)

    => I want my car to be repaired by him ( Tôi muốn chiếc xe của tôi được anh ấy sửa chữa)

    Cách 3: Hoặc bạn có thể sử dụng Sb trong câu chủ động làm chủ ngữ của câu bị động. Cụ thể:

    Sb + be + P2 + to V + O

    Ví dụ:

    People don’t expect the police to find out the stolen money (Mọi người không mong đợi cảnh sát tìm ra số tiền bị đánh cắp)

    =>  The police aren’t expected to find out the stolen money ( Cảnh sát không mong đợi để tìm ra số tiền bị đánh cắp)

    Cấu trúc S + V1 + V-ing + O + … => S + V + (that) + O + Should be + P2 + …

    Ví dụ:

    She suggests drinking wine at the party (Cô ấy đề nghị uống rượu trong bữa tiệc).

    => She suggests that wine should be drunk at the party ( Cô ấy gợi ý rằng rượu nên được uống trong bữa tiệc)

    Cấu trúc: S + V1 + Sb + V-ing + O => S + V + being + P2 + O

    Ví dụ:

    She remembers people taking her to the amusement park (Cô ấy nhớ mọi người đã đưa cô ấy đến công viên giải trí)

    => She remembers being taken to the amusement park (Cô ấy nhớ mình đã được đưa đến công viên giải trí).

    Chuyển câu chủ động dùng động từ nguyên thể không có “to” sau các “V” chỉ giác quan thành câu bị động, đổi “V” thành “to V” khi chuyển sang thể bị động.

    Cấu trúc câu:

    S + see / taste/ watch / hear / look / catch … + Sb + V + O

    => S + be + seen / tasted/ watched / heard / looked / caught  … + to V + O

    Ví dụ: 

    I sometimes see him go out (Thỉnh thoảng tôi thấy anh ấy đi chơi)

    => He is sometimes seen going out ( Anh ấy đôi khi được nhìn thấy đi chơi)

    Chuyển câu chủ động có “ V -ing” sau các “V” chỉ giác quan sang câu bị động, khi chuyển sang bị động, V- ing vẫn giữ nguyên là “ V – ing”

    Cấu trúc câu:

    S + see / taste/ watch / hear / look / catch … + Sb + V-ing + O

    => S + be + seen / tasted/ watched / heard / looked / caught …+ V-ing + O

    Ví dụ:

    I see him bathing her dog now (Tôi thấy anh ấy đang tắm cho con chó của cô ấy bây giờ)

    => He is seen bathing her dog now. We heard her singing loudly ( Bây giờ người ta thấy anh ấy đang tắm cho con chó của cô ấy.)

    Cấu trúc bị động với câu giả định 

     It + be + adj + to V + O

    => It + be + adj + for + O + to be + P2 ….

    Ví dụ:

    It’s very difficult to study Japanese ( Rất khó học tiếng Nhật)

    => It’s very difficult for Japanese to be studied. ( Rất khó học tiếng Nhật.)

    Cấu trúc : It + be + my / your/ his / her / their/ our … + duty + to-V + O => I / You/ He/ She / They/ We + be + Supposed + to V + O.

    Ví dụ:

    It’s their duty to do this job (Nhiệm vụ của họ là làm công việc này)

    => They are supposed to do this job ( Họ phải làm công việc này)

    Mẫu câu chủ động với “ to let” khi chuyển sang bị động nên được thay thế bằng dạng bị động của Allow + to V

    Cấu trúc:

     S + let + … + V

    => Sb + be + allowed +to V

    Ví dụ: 

    She let him enter the room ( Cô ấy để anh ấy vào phòng)

    => He was allowed to enter the room (Anh ấy được phép vào phòng)

    Cấu trúc : Sb + need/ deserve + to V + Sth + … => Sth + need/deserve + V-ing…

    Ví dụ:

    We need to water the flowers everyday (Chúng ta cần tưới hoa hàng ngày)

    => The flowers need watering everyday ( Những bông hoa cần được tưới nước hàng ngày)

    Xem thêm: 999 TỪ VỰNG TIẾNG ANH TRẺ EM THEO CHỦ ĐỀ 

    Một số dạng bài tập về câu bị động

    Câu Bị Động Tiếng Anh: Định nghĩa, Cấu Trúc, Bài tập 2021

    Một số bài tập cơ bản của câu bị động

    Bài 1: Chuyển các câu dưới đây thành câu bị động

    1. Tom gets his brother to clean the room.
    2. Nina had a friend type her assignment.
    3. Eli will have a hairdresser cut her hair.
    4. They had the police arrest the thief.
    5. Are you going to have the mechanic repair your washing machine?
    6. I must have the doctor check my back.
    7. She will have John buy milk tomorrow.
    8. I have him tell the story again.
    9. The student copied the new grammar into her notebook.
    10. Monkeys have attacked several tourists in Nha Trang.
    11. He moved the chair into the bedroom.
    12. Tommy gave Lily some cake and candies.
    13. My parents are going to buy a new car next year…

    Đáp án:

    1. Tom gets the room cleaned by his brother.
    2. Nina had her assignment typed by a friend.
    3. Eli will have her hair cut by a hairdresser.
    4. They had the thief arrested by the police.
    5. Are you going to have your washing machine repaired by the mechanic?
    6. I must have my back checked by the doctor.
    7. She will have milk bought by John tomorrow.
    8. I have the story told by him again.
    9. The new grammar was copied into her notebook by the student.
    10. Several tourists have been attacked by monkeys in Nha Trang.
    11. The chair was moved into the bedroom. 
    12. Some cake and candies were given to Lily by Tommy.
    13. A new car is going to be bought by my parents next year. 

    Bài 2: Chia dạng đúng của động từ trong ngoặc

    1. Brian had his car (repair) ………….. by a mechanic.
    2. John got David (type) ……………… his paper.
    3. We got our house (paint) ……………… last month.
    4. Dr. James is having the students (write ) ………………. a composition
    5. Laura got her transcripts (send) ………………. to the university.
    6. Daniel is having his hair (cut) ………………… tomorrow.
    7. Will Mrs. Ellen have the porter (carry) ………………. her luggage to her car?

    Đáp án:

    1. repaired
    2. to type
    3. painted
    4. write
    5. sent
    6. cut
    7. carry

    Bài 3:  Chuyển các câu hỏi sau đây sang dạng bị động

    1. When will you finish your homework?
    2. When are you going to cut your hair?
    3. Who sent you that letter?
    4. Does Anna bring a textbook?
    5. I wonder whether the interviewer will choose Elise or Beth for the position.
    6. Why didn’t they help him?
    7. How can they open that door?
    8. Do they teach French here?
    9. Have you bought a new dress for your party this weekend?
    10. Must we clean the room before 3 pm?

    Đáp án: 

    1. When will your homework be done? 
    2. When is your hair going to be cut?
    3. Who was that letter sent by?
    4. Is it a textbook brought by Anna?
    5. I wonder whether Elise or Beth will be chosen for the position by the interviewer. 
    6. Why wasn’t he helped?
    7. How can that door be opened?
    8. Is French taught here?
    9. Has a new dress for your party this weekend been bought?
    10. Must the room be cleaned before 3 pm?

    Tạm kết

    Đến đây bạn đã có thể nắm được toàn bộ kiến thức cơ bản nhất về cấu trúc của câu bị động, cùng với đó là một số dạng bài tập thực hành. Hy vọng với những thông tin được cung cấp trên bạn đã có thể giải quyết những khó khăn khi sử dụng và giải bài tập liên quan đến thể bị động một cách tốt nhất.

    Dù bạn là người mới bắt đầu học tiếng Anh hay bị “hổng” kiến thức về câu bị động.  Thì bài viết trên chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất về thể bị động. 

    Có một điều mình cần chia sẻ đến các bạn nữa chính là: 

    • Bên cạnh việc tìm hiểu kiến thức hay chỉ thuộc lòng lý thuyết thôi chưa đủ. Bạn cần thường xuyên luyện tập với những dạng bài tập khác nhau của câu bị động. 
    • Đặc biệt, bạn nên ứng dụng cấu trúc đã học được vào giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày là một trong những phương pháp nhanh chóng và hiệu quả nhất để trở thành “ bậc thầy” trong tiếng Anh. 

    Chúc các bạn sớm chinh phục và cải thiện được vốn từ  tiếng Anh của mình. 

    Xem thêm: 10+ CHUYÊN ĐỀ TIẾNG ANH THCS ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT NHẤT 

    Đăng Ký Ngay